Nhiệt miệng và biểu hiện của nhiệt miệng (bài 2)

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ.

Biểu hiện của bệnh

+ Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

+ Biểu hiện tại chỗ: thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B, vitamin C liều cao,Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc.

Nhiệt miệng

Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

Sử dụng dung dịch Dr.ECA súc họng phòng và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Dung dịch Dr.ECA sát khuẩn, làm lành nốt nhiệt miệng
  • Súc miệng tối thiểu 4-5 lần/ ngày với dung dịch Dr.ECA đã pha loãng (theo tỉ lệ 1:1 đến 1:5 với nước sạch) để sát khuẩn nốt nhiệt miệng.
  • Mỗi lần súc miệng ít nhất 30 giây
  • Tránh sử dụng các thực phẩm cay, nóng, thực phẩm có tính axit; tránh ăn đồ ăn cứng; uống nhiều nước.