Phòng ngừa nhiệt miệng tái phát

Nhiệt miệng và phòng ngừa nhiệt miệng tái phát

Cho tới nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng. Bệnh cũng không phải do nhiễm trùng, hầu hết các trường hợp không tìm được nguyên nhân liên quan gây ra bệnh lý này và bệnh thường thấy trên người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, có thể do virut, vi khuẩn gây nên. Mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng và tái phát

Hiện tại chưa có biện pháp hữu hiệu cụ thể nào điều trị phòng ngừa chống tái phát bệnh lý này. Trong những trường hợp ổ loét nhỏ, ít đau, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống, đôi khi cũng không cần điều trị gì và thường tự khỏi trong vòng 1 tuần. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, điều trị nâng đỡ giúp ổ loét mau hồi phục. Vì vậy, để phòng tránh tình trạng viêm nhiệt miệng, bạn cũng nên uống nước nhiều, khoảng 2-2,5l nước, thậm chí 3l nước/ngày. Ngoài ra có thể dùng nước quả ép như dưa chuột, củ đậu, cà chua, cả rốt; ăn canh rau có tính mát như: mướp, khoai lang, rau dền… rất tốt cho người có cơ địa nhiệt. Ăn các loại hoa quả như cam, chanh, thanh long, chuối, bưởi cung cấp nhiều vitamin để giảm bớt tình trạng nhiệt miệng.

Nếu nhiệt miệng tái phát gây đau miệng, khó chịu, ăn uống khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cần đi khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu thấy xuất hiện ổ loét miệng, kéo dài hơn 2 đến 3 tuần không lành, trong những trường hợp này đôi khi cần phải sinh thiết ổ loét để xác định có ung thư miệng hay không. (Theo BS. Lê Hải – Báo Sức khỏe và đời sống 5/2018)

Sử dụng dung dịch Dr.Eca phòng nhiệt miệng

Sử dụng Dr.ECA phòng bệnh răng miệng nói chung và bệnh nhiệt miệng nói riêng.

Một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà

  • Súc miệng (hoặc ngậm trong miệng một lúc) bằng nước muối pha loãng. Nước muối có thể tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn răng miệng chuyên dụng (như dung dịch Dr.ECA) giúp diệt khuẩn nhanh và làm lành vết thương nhanh hơn.

Một sô biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng

  • Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees.
  • Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc.
  • Súc miệng/họng hàng ngày sau khi ăn