15 điều cần biết cho bố mẹ khi có con mắc COVID-19 (phần 1)

1. Dấu hiệu nhận biết

Khi trẻ mắc COVID-19, dấu hiệu hay gặp là sốt, ho. Ít gặp hơn là chảy mũi, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, ăn kém… Tuy nhiên, nhiều trẻ mắc bệnh mà không hề có biểu hiện gì.  

Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da niêm; rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc; gan to, viêm gan; bệnh não.

2. Những nội dung theo dõi hàng ngày

  • Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (đo ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh, khó thở) và huyết áp (nếu có thể). 
  • Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; 
  • Các triệu chứng khác: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

3. Những triệu chứng bất thường cần báo cho y tế

  • Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.  
  • Trẻ lớn đã biết kêu tức ngực, trẻ nhỏ hơn thì người chăm sóc thấy trẻ quấy khóc hoặc các biểu hiện khác thường của trẻ. 
  • Đau rát họng, ho 
  • Tiêu chảy 
  • Ngủ li bì 
  • SpO2 dưới 96%. Nếu SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo 
  • Ăn bú kém. 
  • Nếu trẻ mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng… cần báo ngay cho y tế. 
  • Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

4. Dấu hiệu chuyển nặng

  • Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
  • Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. 
  • Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn 
  • Cánh mũi phập phồng, khó thở, thở nhanh,
  • Mạch nhanh (> 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút)

5. Dấu hiệu nhịp thở bất thường của trẻ

  • Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.
  • – Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút, 
  • – Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút 
  • – Trẻ > 12 tuổi: nhịp thở ≥ 20 lần/phút

6. Đồ dùng thiết yếu

  • Nước sát khuẩn 
  • Khẩu trang 
  • Máy đo SpO2 cầm tay 
  • Nhiệt kế 
  • Điện thoại  
  • Thuốc hạ sốt dạng uống, đặt hậu môn, Oresol, thuốc ho, vitamin tổng hợp  
  • Nước muối sinh lý

Phần tiếp theo …