Biến chứng lên bàn chân của bệnh đái tháo đường

Khi bị đái tháo đường, sẽ có nhiều glucose (đường) bị tích tụ trong máu trong một thời gian dài. Nó có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm vấn đề về bàn chân đái tháo đường

1 Nhiễm trùng da và xương

Một vết cắt nhỏ hoặc vết thương có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tổn thương thần kinh và mạch máu, cùng với các vấn đề về hệ thống miễn dịch, khiến vết thương càng trầm trọng. Nhiễm trùng có thể được điều trị bằng kháng sinh. Trường hợp nghiêm trọng có thể yêu cầu điều trị trong bệnh viện.

2 Áp xe

Đôi khi nhiễm trùng ăn vào xương hoặc mô và tạo ra một túi mủ gọi là áp xe. Phương pháp điều trị phổ biến là dẫn lưu áp xe. Nó có thể yêu cầu loại bỏ một số xương hoặc mô.

3 Hoại thư

Đái tháo đường ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho chân của bạn. Khi dòng máu bị giảm, mô có thể chết gây hoại thư. Điều trị thường là liệu pháp oxy hoặc phẫu thuật để loại bỏ phần bị ảnh hưởng.

đái thảo đường 5
Hình 5: Hoại thư có thể phải cắt bớt mô bàn chân.

4 Biến dạng bàn chân

Tổn thương thần kinh có thể làm suy yếu các cơ ở bàn chân. Lực tì đè lên bàn chân không cân đối gây ra biến dạng bàn chân.

5 Bàn chân Charcot

Bệnh tiểu đường có thể làm suy yếu xương ở bàn chân đến mức chúng bị gãy. Tổn thương thần kinh có thể làm giảm cảm giác và bạn có thể không nhận ra điều đó. Bạn tiếp tục đi trên xương gãy và bàn chân của bạn sẽ thay đổi hình dạng.

6 Cắt cụt chi

Các vấn đề về lưu lượng máu và dây thần kinh khiến những người mắc bệnh dễ bị chấn thương bàn chân và không nhận ra nó cho đến khi nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng không thể chữa lành. Nó tạo ra áp xe hoặc nếu lưu lượng máu thấp dẫn đến hoại thư. Và lúc này thường phải cắt cụt chi.

Biến chứng bàn chân đái tháo đường rất thường gặp nhưng lại chưa được người bệnh quan tâm đúng mức. Và rõ ràng, đây là biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuốc sống. Khám bàn chân mỗi tháng mỗi khi tái khám đái tháo đường giúp hạn chế nguy cơ rất nhiều.