Bệnh chốc lở và cách phòng chống (bài 1)

Bệnh chốc lở là gì?

Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ lây lan do các vi khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes lây nhiễm vào các lớp ngoài của da, được gọi là lớp biểu bì. Những bộ phận thường dễ bị ảnh hưởng nhất bao gồm mặt, cánh tay và chân.

Vi khuẩn bệnh chốc lở phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em, đặc biệt là những trẻ từ độ tuổi 2 đến 5 tuổi.

Chốc lở ở chân

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây chốc là tụ cầu vàng và/hoặc liên cầu.
– Chốc không có bọng nước (nonbullous impetigo) có thể gây ra bởi liên cầu tan huyết beta nhóm A, tụ cầu và/hoặc liên cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da, ở đó có các protein giúp vi khuẩn gắn chặt vào tổ chức.
– Chốc bọng nước (bullous impetigo) thường do độc tố bong da của tụ cầu (exfoliatin A-D) tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì, làm bóc tách lớp nông của thượng bì, tạo hình ảnh giống pemphigus vảy lá.

Triệu chứng

Các vết loét của chốc lở có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, và trẻ em có xu hướng bị nổi vết loét trên mặt. Nhưng đôi khi chúng có thể xuất hiện trên cánh tay hoặc chân của trẻ.

Các vùng vết loét thường có nhiều kích thước khác nhau. Ban đầu đây chỉ là những mụn nước nhỏ, sau đó vỡ ra và để lộ làn da ẩm, đỏ. Một vài ngày tiếp theo, vùng vết loét được bao phủ bởi lớp vỏ vàng sần sùi, dần dần lan ra ở các cạnh.

Người bệnh có thể hỗ trợ việc chữa bệnh cũng như phòng tránh bệnh chốc lở bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Việc vệ sinh da thường xuyên, nhất là ở các vết chốc lở có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho vi khuẩn ít có cơ hội hoạt động và phát triển.

Sử dụng dung dịch Dr.ECA vệ sinh vết chốc lở không chỉ ngăn ngừa phát triển vi khuẩn mà còn giúp mau lành vết thương

Xem bài tiếp theo