Cách làm vết thương nhanh lành (bài 1)

Tùy vào loại tổn thương mà cách làm vết thương mau lành sẽ khác nhau, vì vậy căn cứ vào loại vết thương và tình trạng vết thương mà đưa ra cách giúp vết thương mau lành, tránh để vết thương bị nhiễm trùng, thậm  chí là hoại tử vết thương.

Các loại vết thương thường thấy

Vết thương do mổ: vết thương dạng này thường không cần can thiệp nhiều vì nó diễn ra trong môi trường vô khuẩn, cầm máu tốt, được các nhân viên y tế chăm sóc vết thương ban đầu nên việc lành vết thương sẽ diễn ra nhanh hơn.

Chấn thương do tai nạn như bỏng, ngã xe, xây xát… những vết thương này thường có khả năng bị nhiễm trùng cao vì nó xảy ra trong môi trường nhiều vi khuẩn, nếu không được vệ sinh và chăm sóc để vết thương mau lành thì sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng, kéo dài thời gian lành vết thương và để lại sẹo xấu.

Các vết thương, vết loét do tỳ đè, bệnh tiểu đường: những vết thương dạng này thường xảy ra với bệnh nhân bị liệt, tiểu đường… với những vết thương dạng này thường rất khó điều trị và phải có chế độ chăm sóc hợp lý tránh nhiễm trùng và hoại tử vết thương.

Nguyên nhân làm vết thương lâu lành

Vết thương không được làm sạch: khi vết thương bị nhiễm bẩn, không được làm sạch và cơ thể không thể tự làm sạch vết thương sẽ kéo dài thời gian lành vết thương, dẫn tới vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu trên da.

Vết thương nhiễm trùng: lúc này do có sự xâm nhiễm của vi khuẩn và cơ thể không thể ngăn chặn hoạt động của chúng có thể dẫn tới hoại tử vết thương dẫn tới phải cắt bỏ phần bị thương.

Không đủ dinh dưỡng nuôi vết thương: là một trong những nguyên nhân quan trọng làm chậm lành ở vết thương. Vì thế ở người bị tiểu đường hay người phải nằm lâu một chỗ, việc các mạch máu không thể đến nuôi dưỡng mô chính là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành.

Xem tiếp bài 2: Cách giúp vết thương nhanh lành