Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên sử dụng thuốc gì?

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh tay chân miệng đặc hiệu. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày nhưng trong thời gian này có thể dùng một số loại thuốc để làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ mau lành bệnh

Bệnh tay chân miệng

1. Thuốc hạ sốt

Khi thấy trẻ sốt cao từ 38 độ C trở lên, phụ huynh cần hạ sốt cho bé bằng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10 – 15mg/kg. Dùng tiếp liều thứ 2 sau 4 – 6 giờ nếu bệnh nhi vẫn còn sốt cao. Trong trường hợp trẻ không uống được hoặc khó uống thuốc, có thể thay thế bằng dạng viên đạn đặt hậu môn theo hướng dẫn của thầy thuốc.

2. Bù nước và điện giải

Để bổ sung thêm nước và điện giải cho trẻ mắc bệnh, bố mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol hoặc hydritre pha theo liều lượng chỉ định trên bao bì.

3. Thuốc sát khuẩn

Triệu chứng sốt và vết loét miệng cần điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin C và kẽm, cũng như dùng dung dịch vệ sinh sạch miệng bé trước và sau khi ăn.

4. Dung dịch khử khuẩn

Song song với dùng thuốc sát khuẩn, phụ huynh cũng như người chăm sóc trẻ cần:

  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn, cho trẻ ăn, sau khi tiếp xúc và thay tã cho bé, cũng như lúc đi vệ sinh xong;
  • Lau nhà, ngâm tẩy đồ chơi và quần áo của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn chuyên dụng an toàn;
  • Tiệt trùng và hấp sôi các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhi, ví dụ như bình sữa, bát, thìa, … và hạn chế tiếp xúc hoặc dùng chung.

Sử dụng dung dịch Dr.ECA phòng và hỗ trợ điều trị trẻ bị tay chân miệng

  • Vệ sinh miệng, họng
  • Vệ sinh thân thể
  • Khử trùng vật dụng, đồ chơi
Dung dịch Dr.ECA phòng và hỗ trợ điều trị trẻ bị tay chân miệng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và các biến chứng bệnh tay chân miệng