Nấm candida miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi) – Bài 2: Đối tượng mắc nấm miệng

Đối tượng hay mắc nấm miệng ?

Nấm miệng hay gặp ở đối tượng có sức đề kháng yếu như

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ miễn dịch kém
  • Người cao tuổi
  • Người mắc bệnh suy giảm miễn dịch
  • Người hóa trị hoặc xạ trị ung thư
  • Đôi khi một số bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết ổn định cũng có nguy cơ mắc nấm miệng.
  • Người mắc các bệnh mạn tính phải sử dụng thuốc corticoid đường hít cũng có nguy cơ cao. Mức độ mắc tương tự với người dùng kháng sinh thường xuyên.
  • Người vệ sinh răng miệng kém dù sức đề kháng mạnh, khả năng mắc nấm miệng vẫn có thể xảy ra. Vấn đề này gặp phải rất nhiều đối với bệnh nhân dùng răng giả.

Phương pháp điều trị nấm miệng

Bác sĩ có thể chẩn đoán nấm miệng bằng cách kiểm tra miệng của bệnh nhân để tìm ra dấu hiệu đặc trưng.

Miệng bị nấm rất dễ điều trị ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh, nhưng người có hệ miễn dịch yếu sẽ phức tạp hơn. Để điều trị bệnh tưa miệng, bác sĩ thường kê toa một hoặc nhiều loại thuốc sau, dùng trong vòng 10 – 14 ngày:

  • Thuốc uống chống nấm fluconazole (Diflucan…)
  • Viên ngậm chống nấm clotrimazole (Mycelex Troche…)
  • Nước súc miệng chống nấm (dung dịch Dr.ECA…) có thể thấm tăm bông để chấm vào miệng cho trẻ nhỏ
  • Thuốc uống chống nấm itraconazole (Sporanox…), chỉ định cho những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác và người nhiễm HIV
  • Thuốc điều trị miệng bị nấm nghiêm trọng amphotericin B (AmBisome, Fungizone…)

Bệnh tưa miệng thường sẽ hết sau vài tuần điều trị, nhưng một số trường hợp có thể tái phát. Đối với những người trưởng thành mắc bệnh nấm miệng tái phát mà không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ đánh giá về các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn góp phần khiến miệng bị nấm.

Trẻ sơ sinh có thể gặp một vài đợt tưa miệng trong năm đầu đời. Nếu mẹ đang cho con bú và bị nhiễm nấm, hãy sử dụng miếng lót để ngăn ngừa lây lan sang quần áo. Mẹ cũng cần thay áo ngực sạch mỗi ngày, đồng thời hỏi bác sĩ về cách làm sạch núm vú, núm vú giả và các bộ phận của máy hút sữa. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh dùng bất kỳ chất bổ sung nào.

Dung dịch Dr.ECA khử trùng, sát khuẩn vết thương, làm sạch khoang miệng

Sử dụng dung dịch Dr.ECA để vệ sinh, sát khuẩn vùng miệng nhiễm nấm, phòng và hỗ trợ điều trị nấm miệng