Dấu hiệu nhận biết và các biến chứng bệnh tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng là bệnh do virus gây ra, dễ dàng mắc phải ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có vaccine ngừa cũng như thuốc đặc trị. Bệnh rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của trẻ bệnh hoặc lây gián tiếp qua bàn tay, vật dụng nhiễm dịch tiết có chứa virus. Tuy là bệnh có thể tự điều trị tại nhà nhưng bố mẹ đừng chủ quan, chân tay miệng có thể khiến trẻ tử vong do các biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, triệu chứng ban đầu sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39 – 40oC); Đau họng; Biếng ăn hoặc bỏ ăn; Sau 1 – 2 ngày xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước. Ở miệng có dạng vết loét, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi, tại vòm miệng hoặc ở lợi làm trẻ nuốt đau. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc ở cánh tay. Trẻ sơ sinh có thể có ban dạng sẩn vùng mông hoặc nơi quấn tã lót. Bóng nước này sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 – 7 ngày.

Đáng lưu ý, bệnh tay chân miệng có nhiều dấu hiệu mà nếu không được chú ý sẽ dễ chẩn đoán nhầm, nhất là nếu theo dõi không sát sao dễ bỏ sót không xử trí kịp biến chứng xảy ra. Với nhiều ca trẻ chỉ sốt, ho vài tiếng, tiêu chảy vài lần, nhưng 2-3 ngày sau đã xuất hiện biến chứng dù khám không thấy tổn thương ở miệng cũng như ở tay, chân. Thậm chí tìm khắp cơ thể trẻ cũng chỉ thấy 1 – 2 nốt hồng ban rất mờ nhạt. Có trường hợp trẻ chỉ biểu hiện sốt, ho khò khè, nhiều khi chẩn đoán nhầm là hen phế quản hoặc viêm thanh khí phế quản. Lại có trẻ nhập viện với triệu chứng giống bệnh rối loạn tiêu hóa như: nôn, tiêu chảy và được điều trị như một rối loạn tiêu hóa. Do đó, để phát hiện sớm bệnh và tránh những biến chứng, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt, đau họng, biếng ăn, có những bóng nước ở miệng, tay, chân… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế điều trị.

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Các biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng gồm: viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh.

Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân, thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ. Nguy hiểm hơn khi trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận biết như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hốt hoảng, nói lảm nhảm, run chân tay, co giật. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như: sốt rất cao, nôn nhiều, mạch đập nhanh, yếu tay chân, méo miệng… Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể tử vong trong vài giờ.

Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng với dung dịch Dr.ECA

Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ phải đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Tạo cho trẻ môi trường điều trị bệnh, diệt sạch vi khuẩn, giảm bớt lượng dịch tiết có nhiễm bệnh bằng cách lau chùi bề mặt nhà cửa, đồ dùng trong gia đình, đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịcđủ.ECA.

Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng trẻ em

Thường xuyên vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm với nước ấm có pha dung dịch Dr.ECA, sau đó lau trực tiếp dung dịch lên cơ thể, tránh nhiễm trùng /bội nhiễm da, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Xem thêm:
Thủ phạm và cách lây truyền bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nên kiêng gì?

Sưu tầm