Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.

Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Thủy đậu có biểu hiện là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu

2. Bệnh thủy đậu có lây không?

Là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.

Ngoài ra, thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.

3. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu

Tiêm vắc xin là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Thời điểm tốt nhất để tiêm là khi trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi. Tiêm càng muộn hiệu quả của vắc xin càng giảm.

Tiêm chủng là một trong những cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất

Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, chỉ có các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Là bệnh lành tính do vậy có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không bị bội nhiễm bệnh sẽ tự khỏi từ 7-10 ngày. Các trường hợp bị biến chứng cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng liệu trình của bác sĩ. 

Khi điều trị tại nhà:

  • Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
  • Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.
  • Cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.

Khi dùng thuốc điều trị:

  • Với các nốt mụn nước trên cơ thể, bạn có thể dùng thuốc tím/Dr.ECA để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch khử trùng như Dr.ECA, xanh Methylen… bôi lên. Tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

Xem thêm thông tin những điều bạn chưa biết về thủy đậu

Sử dụng dung dịch Dr.ECA phòng và hỗ trợ điều trị thủy đậu:

Đối với các nốt đỏ trên cơ thể, bạn có thể sử dụng dung dịch Dr.ECA bôi lên các nốt mụn để kháng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Khi mụn nước vỡ, tiếp tục dùng Dr.ECA bôi sát khuẩn và giúp mau lành nốt mụn. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ. Trường hợp, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng kem trị ngứa có chứa Phenol.

Sưu tầm