Bệnh chốc lở và cách phòng chống (bài 2)

Khả năng lây lan của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở thường rất dễ lây lan, thậm chí chạm vào vết loét của người mắc bệnh thì cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan. Một số trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người mắc bệnh. Một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh cao, bao gồm:

  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi, nhất là những trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường có người mắc bệnh
  • Người sống ở môi trường có khí hậu nóng ẩm
  • Người bị tiểu đường
  • Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV
  • Người bị mắc bệnh chàm, viêm da hoặc người mắc bệnh vẩy nến
  • Biến chứng của bệnh chốc lở có thể gặp

Phòng ngừa nguy cơ lây lan của bệnh chốc lở

Trẻ em khi bị chốc lở không nên cho đi học để hạn chế nguy cơ lây lan. Còn người lớn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi đi làm trở lại.

Bệnh chốc lở chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm nên áp dụng, bao gồm:

  • Vệ sinh da thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tồn tại trên da.
  • Che chắn vùng da bị tổn thương để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, tác nhân gây hại cho da
  • Hạn chế gãi có thể làm da bị trầy xước và nhiễm trùng.
  • Thay ga trải giường, khăn tắm và quần áo thường xuyên
  • Vệ sinh các bề mặt, thiết bị có thể tiếp xúc với vết chốc lở.
  • Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân đang bị bệnh chốc lở.

Bệnh chốc lở thật ra không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ, việc điều trị cũng khá đơn giản. Chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với ăn uống và sinh hoạt khoa học là có thể điều trị khỏi bệnh. Chính vì vậy việc phát hiện sớm các biểu hiện bệnh và đến bệnh viện để thăm khám và tiến hành các bước chữa bệnh là rất quan trọng.